Nguyên lý làm lạnh của điều hòa
Nguyên lý làm lạnh của điều hòa. Điều hòa là một thiết bị không thể thiếu của mọi gia
đình, giống như một vật dụng không thể thiếu của gia đình vào mùa hè nắng nóng. Tuy
là, một thiết bị thông dụng nhưng không phải ai cũng hiểu và biết về nguyên lý hoạt
động của điều hòa hay nguyên lý làm việc của máy, nên mọi người thường nghĩ rằng
điều hòa hoạt động khá phức tạp. Tuy nhiên, khi chúng ta hiểu được nguyên lý hoạt
động của máy thì việc sử chữa bảo hành máy trở nên dễ dàng hơn. bạn cùng tham
khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nguyên lý làm lạnh của điều hòa nhé !
1.Điều hòa là gì ?
Trước tiên, bạn muốn hiểu về nguyên lý làm lạnh của điều hòa thì bạn phải hiểu điều
hòa là gì? Điều hòa là một thiết bị gia dụng sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ
môi trường trong phòng theo yêu cầu của người dùng.Cụ thể là:
-Điều hòa 1 chiều thường chỉ làm lạnh được 1 chiều nên được gọi là máy lạnh
-Điều hòa 2 chiều có thể vừa làm mát vừa sưởi ấm có thể gọi là điều hòa.
2.Cấu tạo của điều hòa, những bộ phận cơ bản
Điều hòa gồm có các bộ phận như cục nóng, cục lạnh, quạt gió, máy nén, van tiết lưu,
môi chất (gas), ngoài ra còn có hệ thống hoạt động của điều hòa còn có nhiều thiết bị
khác như bảng điều khiển, hướng đổi gió, hệ thống điện,….
Trước khi đi vào mô tả về nguyên lý làm việc của điều hòa thì bạn phải hiểu về chức
năng của từng bộ phận chính của điều hòa để giúp ta hiểu nhanh và dễ dàng hơn. Các
bộ phận chính bao gồm: cục nóng, cục lạnh, quạt gió, máy nén, van tiết lưu, môi chất
(gas).
-Cục lạnh của điều hòa
Hay còn gọi là dàn lạnh được lắp đặt tại bên trong phòng cần làm mát. Cục lạnh có tác
dụng hấp thụ nhiệt bên trong phòng mang ra bên ngoài môi trường thông qua các môi
chất mang nhiệt hay gọi là gas. Cấu tạo thông dụng nhất nhất của bộ phận này là gồm
các ống đồng được uốn làm nhiều lớp và được đặt trong dàn lá nhôm dẫn nhiệt rất dày
nhằm mục đích truyền nhiệt nhanh
-Cục nóng
Hay còn gọi là dàn nóng bộ phận này có tác dụng tản nhiệt ra môi trường và được đặt ở
môi trường ngoài tại vị trí thoáng mát giúp tản nhiệt tốt hơn. Dàn nóng có cấu tạo cũng
như dàn lạnh có các ống đồng uốn nhiều lớp được đặt trong dàn lá nhôm rất dày nhằm
tản nhiệt nhanh.
-Cánh quạt của dàn lạnh và dàn nóng
bộ phận có tác dụng lưu thông không khí đi qua dàn lạnh và dàn nóng háp thụ nhiệt ở dàn lạnh và mang nhiệt đi xả ở dàn nóng.
– Máy nén điều hòa
Bộ phận có tác dụng nén môi chất đang ở trạng thái mang nhiệt thấp và áp suất thấp
sang trạng thái cao và áp suất cao, đồng thời tạo ra sự luôn chuyển liên tục trong
đường ống.
-Van tiết lưu
Bộ phận có tác dụng ngược vơi máy nén nhằm chuyển môi chất từ trạng thái áp suất
cao, nhiệt độ cao sang trạng thái áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
-Môi chất (gas)
Có tác dụng hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh để chuyển tới và hấp thụ nhiệt tại dàn nóng,
các loại gas thông thông mà hay sử dụng cho điều hòa là R22, R410, R32.
3.Nguyên lý làm lạnh của điều hòa
Theo như chúng ta biết, khi mua điều hòa sẽ có một dàn nóng và 1 dàn lạnh. Cục lạnh
được lắp đặt trong phòng, cục nóng được lắp đặt bên ngoài, kết nối giữa cục nóng và
mặt lạnh là hai ống đồng dẫn môi chất làm lạnh. Môi chất lạnh có đặc tính là khi hạ
nhanh từ trạng thái áp suất cao sang tràng thái áp xuất thấp sẽ thu nhiệt từ môi trường
xung quanh, ngược lại khi nén xuống áp suất cao sẽ tỏa nhiệt ra môi trường xung
quanh. Nguyên lý làm lạnh của điều hòa như sau:
Gas sau khi qua van tiết lưu sẽ có áp suất thấp và nhiệt độ thấp, môi chất lạnh sẽ đi qua
dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt độ môi trường xung quanh, quạt gió trong dàn lạnh sẽ hấp thụ
nhiệt môi trường xung quanh, quạt gió tong cục lạnh hút không khí trong phòng đẩy
qua dàn lạnh làm lạnh không khí để đưa trở lại phòng môi chất trong nhiệt sẽ đưa tới
máy nén để nén gas tới áp suất cao hơn. Môi chất mang nhiệt cao hơn sẽ mang qua dàn
nóng, tại đây môi chất được làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt, đi qua dàn
nóng sẽ có nhiệt độ thấp hơn tiếp tục để van tiết lưu làm giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
Chu trình này diễn ra liên tục cho tới khi đạt được nhiệt độ trong phòng yêu cầu sau đó
điều hòa sẽ hoạt động để duy trì nhiệt độ này. Khi cảm biến phát hiện tăng nhiệt độ
trong không khí thì quá trình tiếp tục vận hành như trên. bạn có thể thấy khi dàn nóng
hoạt đọng mới có thể cung cấp khả năng làm lạnh cho dàn lạnh.
Chú ý:
Nên khi dàn nóng nghỉ thì dàn lạnh chỉ tiêu hao điện năng giống như một chiếc quạt
bình thường. Do đó, bạn cần phải chỉnh nhiệt độ làm sao cho dàn nóng không phải hoạt
động quá công suất gây tiêu hao điện năng . Với mỗi không gian đều có mức nhiệt thấp
nhất cho dàn lạnh. Vì vậy, chỉ nên duy trì nhiệt độ ở cố định để tránh làm cho dàn nóng
hoạt động nhiều.
4.Lưu ý khi lắp đặt
-Sử dụng điều hòa luôn phải cố gắng vệ sinh định kì 1 năm/ lần, tốt nhất là vào đầu hè.
Để đảm bảo dàn nóng và dàn lạnh luôn sạch sẽ, không bám bụi, như vậy thì khả năng
trao đổi nhiệt giữa môi chất trong ống đồng với dàn lạnh mới hiệu quả.
-Mua điều hòa phải chọn môi công suất cao hơn so với nhu cầu cao hơn 30% như vậy
điều hòa làm việc ít hơn, tốt hơn và tốn ít điện hơn.
-Vị trí lắp đặt cục nóng điều hòa phải thoáng mát không quẩn gió, không dưới mái tôn
nóng, không lắp nhiều cục nóng gần nhau.
-Phòng sử dụng điều hòa phải đảm bảo cách nhiệt tốt chắc chắn điều hòa sẽ làm mát
hiệu quả hơn và tốn ít điện hơn.
Bài viết liên quan:
- Sửa bình nóng lạnh tại Hà Nội
- Hướng dẫn lắp điều hòa âm trần
- So sánh điều hòa Funiki và Nagakawa
- Nên mua bình nóng lạnh hãng nào?
- Máy lạnh Panasonic chớp đèn timer 2 lần
- Điều hòa Casper Thái Lan