Nguyên lý chống giật bình nóng lạnh
Nguyên lý chống giật bình nóng lạnh là như nào? Bạn đã từng nghe đến cụm từ này chưa? Liệu bình nóng lạnh nhà bạn có thiết bị này chưa, và nó hoạt động như thế nào?
Bình nóng lạnh giờ đây không còn quá xa lạ đối với mỗi gia đình nữa. Nó thay thế việc bạn phải cắm từng ấm nước nóng sử dụng. Rất mất thời gian và mất nhiều công sức.
Sự xuất hiện của loại bình nóng lạnh trực tiếp. Giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Giờ đây ngay cả việc rửa bát chúng ta cũng hoàn toàn có thể sử dụng nước ấm. Mà không cần phải đun nước ở bên ngoài. Hay những khách hàng ở một mình, thường xuyên vắng nhà. Thì việc dùng bình trực tiếp vô cùng hợp lý.
Xem thêm: Bình nóng lạnh Rossi
Càng hiện đại càng ẩn chưa nhiều nguy hiểm
Không ai có thể phủ nhận được công dụng mà những chiếc bình nóng lạnh mang lại. Tuy nhiên cũng chứng kiến biết bao những trường hợp nguy hiểm, thậm chí cướp đi mạng sống. Do sử dụng bình nóng lạnh sai cách. Hoặc bình không đảm bảo tiêu chuẩn.
Để hạn chế tối đa hiện tượng chập cháy, dò rỉ điện năng nguy hiểm. Các nhà sản xuất đã trang bị thêm nhiều các thiết bị chống giật. Các thiết bị này hoạt động thường hoạt động rất hiệu quả. Khi phát hiện rò rỉ, lập tức sẽ ngắt dòng điện kết nối tới bình.
Vậy nguyên lý hoạt dộng của hệ thống chống giật này như thế nào? Khi nào chúng ta nên kiểm tra và định kỳ thay thế các bộ phận chống giật. Hãy cùng theo dõi tiếp nhé.
Nguyên lý chống giật bình nóng lạnh
Hệ thống chống giật bình nóng lạnh dựa trên nguyên lý so sánh dòng điện đi vào đi ra. Thông thường 2 dòng điện này sẽ bằng nhau. Chỉ khi nào dòng điện bị hở, gây ra hiện tượng rò rỉ, thì điện trở của chúng sẽ bị chênh lệch. Lúc này thiết bị sẽ tự động ngắt.
Nói một cách dễ hiểu. Khi phát hiện dò rỉ trong bình, bằng sự mất cân bằng của 2 dòng điện đi vào, đi ra. Bộ phận này sẽ nhanh chóng tự ngắt. Khiến bình mất kết nối từ dòng điện nguồn. Đèn trên bình sẽ tắt. Bình nóng lạnh dừng hoạt động.
Rõ ràng chúng ta thấy tầm quan trọng của thiết bị này đối với sự an toàn của một chiếc bình nóng lạnh. Nếu như không có thiết bị này, hoặc thiết bị này hoạt động không hiệu quả. Sẽ gắn liền với những tiềm ẩn gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Hiện nay, hầu như tất cả các thương hiệu bình nóng lạnh có trên thị trường đều có bộ phận chống giật an toàn. Hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ gây mất an toàn sử dụng.
Xem thêm: Nước không vào bình nóng lạnh
Các bộ phận chống giật bình nóng lạnh
Đây là yếu tố kỹ thuật gần như bắt buộc đối với việc sản xuất bình nóng lạnh hiện nay. Các khách hàng của Công ty Đại Thanh chúng tôi, khi hỏi mua sản phẩm bình nóng lạnh. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi nhận được là: Bình có chông giật không?
Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống này gắn liền với mức độ an toàn khi sử dụng. Vậy hệ thống chống giật nhà sản xuất đang sử dụng là gì?
Hiện nay có 3 loại thiết bị chống giật bình nóng lạnh phổ biến là hệ thống chống giật RCCB, RCBO, ELCB. Trong đó hệ thống chống giật ELCB hiện đại nhất. Khả năng an toàn cao và được sử dụng hầu hết ở các thương hiệu bình nóng lạnh trên thị trường.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 3 loại chống giật này để thấy tính năng vượt trội của hệ thống chống giật ELCB hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay nhé.
- Hệ thống chống giật RCCB: Chống dòng dò loại có kích thước cỡ MCB 2P
- Hệ thống chống giật RCBO: Chống dòng dò loại có kích thước cỡ MCB 2P và có thêm hệ thống bảo vệ quá dòng.
- Hệ thống chống giật ELCB: Thực chất nó là thiết bị MCCB hay MCB bình thường, nhưng có thêm bộ cảm biến dòng dò. Theo chuyên gia của hãng. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng dò. Nên có giá đắt hơn.
Giá thành cao nhưng chất lượng tốt
Đây là loại phổ biến nhất hiện nay. Nó có giá cao hơn gấp 2 thậm chí gấp 3 lần 2 loại còn lại. Nhưng rõ ràng hiệu quả nó mang lại cũng tương đương với giá tiền của nó.
Không những bảo vệ mạch, bảo vệ dòng điện quá tải, lại vừa bảo vệ dòng dò. Tác động kém 3 trong 1 giúp khả năng an toàn được nâng lên gấp 3 so với loại thường.
Hệ thống này hoạt động dựa trên sự cân bằng giữa nguồn điện đi ra và đi vào của thiết bị. Nguyên lý hoạt động đi ra ở dây nóng và đi vào ở dây mát. Tạo ra từ trường biến thiên ngược chiều nhau. Nếu 2 dòng điện này bằng nhau sẽ tạo ra từ trường biến thiên triệt tiêu nhau. Làm điện áp cuộn thứ cấp bằng 0. Bình sẽ hoạt động bình thường.
Nếu trường hợp phát hiện rò rỉ, tức là dòng điện trên 2 dây khác nhau. Khiến hai từ trường biến thiên không thể triệt tiêu nhau. Vì thế sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ điện ra bên ngoài. Lúc này bọ phận ELCB sẽ tiến hành so sánh ngưỡng cho phép và nhận thấy sự bất thường. Từ đó nhận thấy sự bất thườn sẽ cảnh báo và ngắt nguồn điện kịp thời.
Bình nóng lạnh loại nào có chống giật ELCB
Như chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên. Hiện nay tất cả các thương hiệu bình nóng lạnh đều có hệ thống chống giật. Và gần như đều sử dụng hệ thống ELCB tác động kép.
Vì vậy cho nên quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi mua hàng. Nhưng phải đảm bảo hàng chính hãng 100%. Nhiều khi vì giá thành rẻ hơn mà mua hàng giả hàng nhái kém chất lượng, sẽ rất nguy hiểm. Vậy hàng chính hãng thì mua ở đâu trên thị trường.
Hiện nay bình nóng lạnh được bày bán ở khắp nơi trên cả nước. Tại các siêu thị điện máy hay các của hàng điện lạnh ủy quyền. Rất đơn giản và tiện lợi.
Khi mua hàng quý khách hàng nên kiểm tra kỹ sản phẩm, có tem mác rõ ràng của nhà sản xuất. Ngày xuất xưởng và chế độ bảo hành. Kiểm tra kỹ xem có phiếu Bảo hành đi kèm trong hộp đựng hay không. Bao bì có mới hay bị đóng lại hay không.
Kiểm tra sản phẩm xem có bị xước sát hay bẩn hay bất cứ dấu hiệu nào bất thường hay không. Nếu có 1 trong các dấu hiệu đó, thì không nên mua. Trả lại cho người bán.
Xem thêm: Bình nóng lạnh Casper
Sử dụng đúng cách an toàn hiệu quả
Vẫn biết là bình nóng lạnh nào cũng được trang bị rất nhiều các tính năng chống giật hiệu quả. Tuy nhiên dù có tốt đế mấy cũng không tránh khỏi những sai sót hoặc sự cố.
Vì thế cho nên quý khách hàng phải tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng theo đúng khuyến cáo sau đây của nhà sản xuất. Không nên chỉ dựa vào hệ thống an toàn.
- Không nên vừa bật bình vừa sử dụng: Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra từ sự cố này. chúng ta chỉ sử dụng khi bình đã được tắt hoàn toàn. Có thể bật bình trước 10 phút.
- Trường hợp bất khả kháng phải vừa bật vừa sử dụng thì chúng ta nên xả nước nóng ra các bình chứa. Sau đó mang dép, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước ở bình và sàn nhà
- Không nên để bình bật 24/24 giờ. Vừa hao tốn điện, vừa hư hỏng san phẩm và đặc biệt là mất an toàn trong lúc sử dụng.
- Kiểm tra bình thường xuyên bằng bút thử điện. Nếu phát hiện rò rỉ phải dừng sử dụng và gọi nhân viên kỹ thuật ngay lập tức. Không được tự ý sửa chữa khi không có chuyên môn.
- Nên vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên, để hạn chế việc bình bị đóng cặn hay bám vào các thanh đốt. làm cản trở đường đi của nước. Gây ra các hiện tượng nước chảy yếu, hay chảy nhỏ giọt.
Xem thêm: Điều hòa Funiki 9000 2 chiều